NỘI DUNG
Các bản phân phối Linux đều có hỗ trợ giao diện người dùng để tương tác với máy tính. Tuy nhiên trong một số trường hợp sử dụng giao diện command line để điều khiển máy tính sẽ nhanh hơn và đơn giản hơn.
Trong giao diện command line, các câu lệnh (command) dùng để ra chỉ thị cho máy tính thực hiện một tác vụ nào đó. Bạn có thể sử dụng câu lệnh để tắt máy tính, xem danh sách các file trong thư mục, sao chép file, di chuyển và xóa file, …
Dưới đây tôi sẽ liệt kê các câu lệnh Linux cơ bản thường gặp để các bạn mới làm quen với Linux hoặc các quản trị viên Linux có thể dễ dàng học tập, tra cứu.
1. ls – List
ls liệt kê nội dung (file và thư mục) trong thư mục hiện hành. Nó cũng tương tự với việc bạn mở một thư mục và xem nội dung trong đó trên giao diện người dùng.
2. mkdir – Make Directory
mkdir <tên thư mục mới> tạo một thư mục mới. Nó cũng tương tự với việc bạn chọn new/create directory để tạo một thư mục mới trên giao diện người dùng.
3. pwd – Print Working Directory
pwd in ra đường dẫn đầy đủ đến thư mục hiện hành.
4. cd – Change Directory
cd <thư mục> chuyển một thư mục thành thư mục hiện hành cho phiên làm việc hiện tại. Nó cũng tương tự với việc bạn mở một thư mục và thao tác với các file và thư mục bên trong đó trên giao diện người dùng.
5. rmdir – Remove Directory
rmdir <thư mục> xóa một thư mục.
6. rm – Remove
rm <tên file> xóa file. Bạn cũng có thể sử dụng rm -r <tên thư mục> để xóa thư mục và toàn bộ dữ liệu trong thư mục đó.
7. cp – Copy
cp <file nguồn> <file đích> sao chép file từ vị trí nguồn đến vị trí đích.
Bạn cũng có thể sử dụng cp -r <thư mục nguồn> <thư mục đích> để sao chép thư mục và toàn bộ dữ liệu bên trong.
8. mv – Move
mv <nguồn> <đích> di chuyển một file hoặc thư mục từ vị trí này sang vị trí khác. Lệnh này cũng dùng để đổi tên file hoặc thư mục nếu như <nguồn> và <đích> là cùng một thư mục.
9. cat – concatenate and print files
cat <tên file> đọc và in ra nội dung của file ra màn hình.
10. tail – print TAIL
tail <tên file> đọc và in ra nội dung 10 dòng cuối cùng của file (mặc định).
Bạn có thể sử dụng tail -n N <tên file> để chỉ định in N dòng ra màn hình.
11. less – print LESS
less <tên file> in ra nội dung của một file theo từng trang trong trường hợp nội dung của file quá lớn và phải đọc theo trang. Bạn có thể dùng Ctrl+F để chuyển trang tiếp theo và Ctrl+B để chuyển về trang trước.
12. grep
grep <chuỗi> <tên file> tìm kiếm nội dung của file theo chuỗi cung cấp.
Bạn có thể dùng grep -i <chuỗi> <tên file> để tìm kiếm không phân biệt hoa thường hoặc grep -r <chuỗi> <tên thư mục> để tìm kiếm trong toàn thư mục
13. find
find <thư mục> -name <tên file> tìm kiếm file trong <thư mục> theo <tên file> .
Bạn cũng có thể dùng find <thư mục> -iname <tên file> để tìm kiếm không phân biệt hoa thường.
14. tar
tar -cvf <tên-file-nén.tar> <file1 hoặc file2 …> tạo file nén (.tar) từ các file có sẵn.
tar -tvf <tên-file-nén.tar> xem nội dung file nén (.tar).
tar -xvf <tên-file-nén.tar> giải nén (file .tar).
15. gzip
gzip <tên file> tạo file nén (.gz). Sử dụng gzip -d <tên file> để giải nén (file .gz).
16. unzip
unzip <file-nén.zip> giải nén một file nén (.zip). Sử dụng unzip -l <file-nén.zip> để xem nội dung file zip mà không cần giải nén.
17. help
<câu lệnh> –help xem thông tin trợ giúp và các tùy chỉnh của câu lệnh.
Có thể viết tắt là <câu lệnh> -h
18. whatis – What is this command
whatis <tên câu lệnh> hiển thị mô tả về câu lệnh.
19. man – Manual
man <tên câu lệnh> hiển thị trang hướng dẫn cho câu lệnh.
20. exit
exit thoát khỏi phiên làm việc. Tương tự như việc thoát khỏi một ứng dụng trên giao diện người dùng.
21. ping
ping <địa chỉ host> ping một host từ xa (server) bằng cách gửi các gói tin đến host đó. Nó thường dùng để kiểm tra kết nối mạng đến server.
22. who – Who Is logged in
who hiển thị danh sách các tài khoản đang đăng nhập vào hệ thống.
23. su – Switch User
su <tên tài khoản> chuyển sang đăng nhập bằng một tài khoản khác. Tài khoản root có thể chuyển sang đăng nhập bằng các tài khoản khác mà không cần nhập mật khẩu.
24. uname
uname hiển thị ra một số thông tin hệ thống như tên kernel, tên host, bộ xử lý, …
Bạn có thể dùng lệnh uname -a để hiển thị tất cả thông tin.
25. free – Free memory
free xem thông tin về bộ nhớ: bộ nhớ đã sử dụng, bộ nhớ còn trống trên hệ thống
Bạn có thể dùng lệnh free -m để xem bộ nhớ với đơn vị KBs hoặc free -g để xem với đơn vị GBs
26. df – Disk space Free
df xem thông tin về dung lượng đĩa cứng (đã sử dụng, còn trống, …) và các thiết bị lưu trữ khác.
Bạn có thể dùng lệnh df -h để xem thông tin dưới dạng human readable (hiển thị với đơn vị KBs, GBs cho dễ đọc).
27. ps – Processes
ps hiển thị thông tin về các tiến trình đang chạy.
28. top – Top processes
top hiển thị thông tin về các tiến trình đang chạy, sắp xếp theo hiệu suất CPU.
Bạn cũng có thể dùng lệnh top -u <tài khoản> để xem thông tin các tiến trình đang chạy của tài khoản đó.
29. shutdown
shutdown lệnh tắt máy tính. Có thể dùng shutdown -r để khởi động lại máy tính.
Nguồn: http://www.hongkiat.com/blog/basic-linux-commands/