• Webmaster Tools
  • Diễn Đàn Hỏi Đáp
  • Profile
  • Ủng hộ
  • DNS Check
  • CheckIP
  • Liên Hệ
Đỗ Trung Quân
  • HƯỚNG DẪN
  • LINUX
    • Linux Tricks
    • Distro Linux
      • CentOS/RedHat
      • CloudLinux
      • Ubuntu/Debian
      • AlmaLinux
    • WebServer
      • NGINX
      • Apache
      • LiteSpeed
    • Virtualization
    • Monitoring Tool
      • Zabbix
    • DevOPS
      • Ansible
      • Docker
      • Jenkins
      • AWS
    • Mail Server
    • VPN
  • CONTROL PANEL
    • cPanel
    • DirectAdmin
    • aaPanel
    • FastPanel
    • CyberPanel
    • Easypanel
    • VestaCP
    • CloudPanel
    • HestiaCP
    • Plesk
    • Script VPS
  • DNS
    • Domain
  • CMS
    • WordPress
    • Laravel
  • SECURITY
    • SSL
    • Firewall
  • DỊCH VỤHOT
  • WEB MẪUHOT

Hướng dẫn cài đặt Ubuntu Server 24.04 LTS

by ĐỖ TRUNG QUÂN 23/05/2024
Tác giả: ĐỖ TRUNG QUÂN 23/05/2024 2 comments 3,6K lượt xem
Dịch vụ xử lý mã độc WordPress
WEB MẪU WORDPRESS
Share FacebookTwitterPinterestTelegramEmail
3,6K

NỘI DUNG

  • Điểm mới nổi bật:
  • Ưu điểm:
  • So sánh với các bản trước:
  • Hướng dẫn cài đặt Ubuntu Server 24.04 LTS
    • Chuẩn bị
    • Các bước cài đặt
      • Bước 1: Cài đặt cơ bản
      • Bước 2: Cài đặt Network
      • Bước 3: Chia ổ đĩa
      • Bước 4: Thiết lập thông tin tài khoản
  • Kết luận:

Ubuntu 24.04 LTS (Noble Numbat), phiên bản phát hành dài hạn thứ 10 của hệ điều hành Linux phổ biến này, đã chính thức ra mắt vào ngày 25 tháng 4 năm 2024, mang đến nhiều cải tiến và tính năng mới so với các phiên bản trước.

image 14

Điểm mới nổi bật:

  • Nhân Linux 6.8: Cung cấp hiệu suất được cải thiện, hỗ trợ KVM lồng nhau trên ppc64el và quyền truy cập vào hệ thống tệp bcachefs mới được cập nhật.
  • Hỗ trợ .NET 8 đầy đủ: Phiên bản mới nhất của nền tảng phát triển nguồn mở Microsoft được tích hợp sẵn, biến Ubuntu trở thành lựa chọn lý tưởng cho các nhà phát triển .NET.
  • Cải thiện bảo mật: Bao gồm các tính năng bảo mật mới như Confidential Computing và Image Signature Verification, giúp bảo vệ dữ liệu và hệ thống tốt hơn.
  • Hỗ trợ Rust 1.75: Phiên bản Rust mới nhất được tích hợp sẵn, hỗ trợ tốt hơn cho các ứng dụng Rust đang ngày càng phổ biến.
  • Cập nhật GNOME 43: Phiên bản mới nhất của môi trường desktop GNOME mang đến giao diện người dùng được cải tiến và nhiều tính năng mới.
  • Cải thiện hiệu suất: Nhìn chung, Ubuntu 24.04 LTS mang đến hiệu suất mượt mà và nhanh hơn so với các phiên bản trước.

Ưu điểm:

  • Hỗ trợ dài hạn: LTS (Long Term Support) nghĩa là Ubuntu 24.04 sẽ nhận được các bản cập nhật bảo mật và phần mềm miễn phí trong 5 năm, và có thể được mở rộng lên 10 năm với Ubuntu Pro.
  • Ổn định: Ubuntu nổi tiếng với độ ổn định và khả năng hoạt động đáng tin cậy, khiến nó trở thành lựa chọn phổ biến cho cả người dùng cá nhân và doanh nghiệp.
  • Dễ sử dụng: Ubuntu được thiết kế để dễ sử dụng, ngay cả đối với những người mới bắt đầu sử dụng Linux.
  • Phần mềm phong phú: Ubuntu có kho lưu trữ phần mềm khổng lồ với hàng nghìn ứng dụng miễn phí và trả phí có sẵn.
  • Cộng đồng lớn: Ubuntu có một cộng đồng người dùng và nhà phát triển lớn và tích cực, luôn sẵn sàng giúp đỡ khi bạn gặp sự cố.

So sánh với các bản trước:

  • Ubuntu 22.04 LTS: Ubuntu 24.04 LTS mang đến nhiều cải tiến và tính năng mới so với Ubuntu 22.04 LTS, bao gồm nhân Linux mới hơn, hỗ trợ .NET 8, các tính năng bảo mật nâng cao, và GNOME 43.
  • Ubuntu 20.04 LTS: Ubuntu 24.04 LTS tương thích tốt hơn với phần cứng mới hơn và cung cấp hỗ trợ tốt hơn cho các công nghệ mới nhất.
  • Ubuntu 18.04 LTS: Ubuntu 24.04 LTS mang đến nhiều cải tiến về hiệu suất và bảo mật so với Ubuntu 18.04 LTS.

Hướng dẫn cài đặt Ubuntu Server 24.04 LTS

Chuẩn bị

Trước tiên các bạn cần truy cập vào trang chủ Ubuntu để tải về file ISO cài đặt phù hợp với hệ thống của mình. Các bạn có thể bấm trực tiếp vào link sau:

  • Download Ubuntu Server 24.04 LTS

Tiếp đến các bạn ghi file ISO ra USB hoặc đĩa DVD. Nếu các bạn sử dụng trên môi trường ảo hóa thì chỉ việc thêm file ISO này vào mục Add CD/DVD là xong.

Các bước cài đặt

Bước 1: Cài đặt cơ bản

Khởi động máy và chọn boot từ CD/DVD/USB tùy vào bước chuẩn bị của các bạn. Giao diện cài đặt cơ bản sẽ xuất hiện:

Bạn chọn Install Ubuntu Server như ảnh.

CleanShot 2024 05 23 at 09.17.45
CleanShot 2024 05 23 at 09.18.16

Tiếp theo bạn chọn Ngôn ngữ hệ thống, ở đây tôi chọn là English vì không có tiếng Việt.

CleanShot 2024 05 23 at 09.19.13

Bạn chọn tiếp vào Done. Lưu ý bạn sử dụng phím Tab để di chuyển và Enter để chọn

CleanShot 2024 05 23 at 09.19.30

Để mặc định Ubuntu Server và chọn Done

CleanShot 2024 05 23 at 09.19.57

Bước 2: Cài đặt Network

Đây là bước quan trọng để thiết lập cấu hình card mạng (Network Connections). Nếu máy bạn có nhiều card mạng thì lưu ý cấu hình IP vào đúng tên card mạng. Trên hình ví dụ chỉ có duy nhất 1 card mạng, các bạn bấm Enter để ra menu như hình và chọn Edit IPv4

CleanShot 2024 05 23 at 09.20.44

Bước này nếu các bạn dùng DHCP thì chuyển từ mục Manual sang DHCP để tự cấp IP. Nếu các dùng IP tĩnh thì các bạn chọn Manual và khai báo IP, Netmask, Gatewate, DNS như ảnh bên dưới.

CleanShot 2024 05 23 at 09.21.08
CleanShot 2024 05 23 at 09.24.09

Sau khi cấu hình xong bạn tiếp tục chọn Done

CleanShot 2024 05 23 at 09.24.47

Tiếp tục chọn Done

CleanShot 2024 05 23 at 09.25.08

Bước này hệ thống sẽ định vị được và chọn cho bạn một mirror gần nhất, có tốc độ mạng nhanh nhất để dễ dàng update phần mềm sau này.

Lưu ý: chỉ sau khi cấu hình IP ra mạng internet được mới có thể định vị được các bạn nha.

CleanShot 2024 05 23 at 09.25.25

Bước 3: Chia ổ đĩa

Tiếp đến bước chọn phân vùng đĩa cài đặt OS, nếu muốn nhanh chóng các bạn chỉ cần chọn Use an entire disk và Set up this as an LVM group lúc này hệ thống sẽ tự cân đối phân chia cho phù hợp. Nếu muốn tùy chỉnh riêng các bạn chọn Custom storage layout như hình trên.

image 6

Hình bên dưới cho thấy phần đĩa dự định cài đặt có dung lượng là 80G. Bây giờ chúng ta có thể chia theo mô hình sau:

  • Phân vùng /boot: dung lượng 200 MB.
  • Phân vùng /: tất cả dung lượng còn trống
image 7

Các bạn làm tương tự với hai phân vùng còn lại. Tại phần Format các bạn chọn định dạng XFS hay EXT4 tùy vào mục đích sử dụng. Nhưng XFS có hiệu suất tốt hơn so với EXT4 đã khá cũ kỹ.

image 8

Sau khi phân chia xong bạn chọn Done để hoàn tất.

image 9

Bước 4: Thiết lập thông tin tài khoản

Ở bước Profile setup bạn nhập vào như sau

  • Your name: Tên ciuar bạn
  • Your server’s name: Tên máy chủ của bạn
  • Pick a username: tên người dùng
  • Choose a password: Đặt mật khẩu
  • Confirm your password: Nhập lại mật khẩu

Sau khi nhập xọng bạn nhấn Done để hoàn tất

image 10

Đến phần này các bạn nhớ chọn cài thêm Install OpenSSH server. Nếu cài đặt trên máy chủ thật sử thì đây là điều kiện bắt buộc kèm thêm để các bạn có thể truy cập vào máy chủ từ xa (remote) sau khi cài xong.

image 11

Bước cuối cùng trước khi cài đặt là chọn thêm một số dịch vụ kèm theo. Các bạn xem trong danh sách có các dịch vụ nào mình sẽ phải cài thêm sau khi cài Ubuntu Server 24.04.

image 12

Quá trình cài đặt đang được bắt đầu.

image 13

Sau khi hoàn tất bạn sẽ nhận được thông báo Installation complete!

Kết luận:

Ubuntu 24.04 LTS là một bản cập nhật đáng giá cho bất kỳ ai đang sử dụng phiên bản Ubuntu cũ hơn hoặc đang tìm kiếm một hệ điều hành Linux mới, ổn định và dễ sử dụng. Với nhiều tính năng mới, hiệu suất được cải thiện và hỗ trợ dài hạn, Ubuntu 24.04 LTS là lựa chọn tuyệt vời cho cả người dùng cá nhân và doanh nghiệp.

Lưu ý:

  • Việc nâng cấp lên Ubuntu 24.04 LTS hiện đã được chính thức hỗ trợ từ các phiên bản Ubuntu LTS trước đây.
  • Bạn có thể tải xuống Ubuntu 24.04 LTS từ https://ubuntu.com/download.
5/5 - (1 bình chọn)
ubuntuubuntu 24.04

Tham gia nhóm hỗ trợ WordPress

Tham gia nhóm Hỗ trợ Server - Hosting & WordPress để cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề về WordPress, tối ưu máy chủ/server.

Tham gia ngay
ĐỖ TRUNG QUÂN

Mình tên là Đỗ Trung Quân, hiện đang công tác tại AZDIGI với vị trí là SysAdmin. Mình đam mê viết Blog. Vì viết Blog giúp mình trau dồi được nhiều kỹ năng. Học hỏi thêm nhiều kiến thức mới, từ đó mình có thể chia sẻ đến các bạn các bài viết tài liệu bổ ích hơn. Hiện tại mình là admin của Blog DOTRUNGQUAN.INFO - CaiSSL.COM - QuantriVPS.COM. Mới đây mình có tạo ra nhóm Hỗ trợ Server - Hosting & WordPress | Hỗ Trợ Xử Lý Mã Độc WordPress với mục đích gây dựng một cộng đồng nhỏ để mọi người trao đổi kinh nghiệm, kiến thức quản trị VPS. Các thủ thuật, mẹo vặt khi sử dụng VPS. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các bạn.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Hướng dẫn cài đặt Docker Compose trên Ubuntu

21/03/2025

Hướng dẫn cài đặt Docker trên Ubuntu

21/03/2025

Hướng dẫn thay đổi Timezone trên Ubuntu

28/07/2024

Hướng dẫn tắt IPv6 trên Ubuntu

15/04/2023

Hướng dẫn cài đặt Ubuntu Server 20.04 LTS

17/03/2023

Cài đặt Google PageSpeed module NGINX trên Ubuntu...

18/09/2021
Author Box
Author Image

ĐỖ TRUNG QUÂN

Chuyên viên quản trị hệ thống.

Tư vấn & triển khai dịch vụ

VPS | Hosting | SSL | Mailserver | Website | Sửa lỗi WordPress

Bài viết của tác giả

Hosting/VPS khuyên dùng

Phổ Biến

  • Hướng dẫn tạo SSH Key trên macOS

  • Hướng dẫn sử dụng SSH Key

  • Hướng dẫn cài đặt v2board trên AAPANEL

  • Vấn đề IP Public liên tục bị thay đổi vì sao và cách khắc phục

  • Khắc phục lỗi không hiện hình ảnh và mô tả khi share link lên Facebook

  • Hướng dẫn kích hoạt Theme Flatsome mới nhất.

BẠN BÈ & ĐỐI TÁC

Thạch Phạm | CỔ Ý CONCEPT | Trương Quốc Cường | Đàm Trung Kiên | Web An Tâm | Phong Đinh | Học Mò | PHUNG.VN | Đăng Đạt

Bạn được quyền sao chép lại nội dung trên website Đỗ Trung Quân, miễn là có dẫn nguồn.

Hosting/VPS được tài trợ bởi AZDIGI - Nhà cung cấp Server Hosting tốt nhất hiện nay

AZDIGI - Nhà cung cấp Server Hosting tốt nhất hiện nay


Back To Top
Đỗ Trung Quân
  • HƯỚNG DẪN
  • LINUX
    • Linux Tricks
    • Distro Linux
      • CentOS/RedHat
      • CloudLinux
      • Ubuntu/Debian
      • AlmaLinux
    • WebServer
      • NGINX
      • Apache
      • LiteSpeed
    • Virtualization
    • Monitoring Tool
      • Zabbix
    • DevOPS
      • Ansible
      • Docker
      • Jenkins
      • AWS
    • Mail Server
    • VPN
  • CONTROL PANEL
    • cPanel
    • DirectAdmin
    • aaPanel
    • FastPanel
    • CyberPanel
    • Easypanel
    • VestaCP
    • CloudPanel
    • HestiaCP
    • Plesk
    • Script VPS
  • DNS
    • Domain
  • CMS
    • WordPress
    • Laravel
  • SECURITY
    • SSL
    • Firewall
  • DỊCH VỤHOT
  • WEB MẪUHOT