NỘI DUNG
Khi bạn bắt đầu phát triển một website và cho chạy public, ban đầu website bạn chạy rất tốt và rất nhanh, tuy nhiên một thời gian sau sử dụng website bắt đầu có hiện tượng ì ạch, chạy chậm hẵn đi. Ngay lúc này bạn nghĩ do đâu, vì sao lại chậm thì hãy cũng mình điểm qua các nguyên nhân khách quan sau nhé.
Website bạn khi vừa phát triển chạy tương đối nhanh vì ngay lúc này website bạn chưa hề có nhiều dữ liệu, database cũng không quá nhiều vì thế tài nguyên hệ thống luôn đảm bảo phục vụ tốt cho website bạn không bị thiếu.
Nguyên nhân
1. Do hosting/vps
Nếu bạn sử dụng một hosting kém, cấu hình thấp, không được tối ưu, quá tải, thường là nguyên nhân chính khiến hosting bạn bị chậm. Và làm sao để kiểm tra được thì bạn có thể kiểm tra sợ bộ như sau
Check điểm server
Như bạn đã thấy các điểm server luôn được điểm A, thì có thể đánh giá server rất tốt
Nếu điểm về website của bạn quá thấp, mình sẽ có một bài hướng dẫn tối ưu điểm GTMETRIX sau.
Kiểm tra thông số server có bị overload không
Bạn đăng nhập vào hosting và mở Server Infomation
Tại đây bạn để ý thông số Server Load xem có quá tải không nhé. cứ tick Xanh hết là ổn
Đồng thời nếu hosting của bạn sắp full dung lượng, Vì trong quá trình chạy web, website hoặc hosting đã dùng một phần dữ liệu để làm bộ nhớ đệm. Điều này dẫn đến hosting dung lượng sắp hết vì thế sẽ làm website bạn chậm đi.
Khi full dung lượng bạn cần xóa bớt các dữ liệu không cần thiết, nếu là dữ liệu quan trọng thì bạn nên nâng cấp lên
2. Do mạng và vị trí địa lý
Tốc độ truy cập website sẽ có ảnh hưởng khá nhiều đến vị trí địa lý. khoảng cách giữa người dùng và nơi đặt máy chủ web của bạn.
VD như: Bạn mua host/vps ở nước ngoài và máy chủ đặt ở US, và người dùng truy cập website của bạn đa phần ở Việt Nam thì tốc độ load website sẽ chậm là điều hiển nhiên. Và chưa kể đến việc đứt cáp quang biển quốc tế, khi đó website bạn không vào được luôn.
Và giải pháp mình muốn đưa ra là nếu website bạn người dùng đa phần ở Việt Nam bạn nên lựa chọn các đơn vị cung cấp tại Việt Nam.
3. Hệ thống DNS phân giải tên miền
Website chậm không thể bỏ qua hệ thống DNS của tên miền bạn, vì thế bạn nên lựa chọn đơn vị cung cấp domain uy tín hơn. Hoặc bạn có thể sử dụng cặp DNS trung gian của CloudFlare đơn vị lớn nhất thế giới.
Nguyên nhân từ phía người dùng
1. Lạm dụng cài đặt quá nhiều Plugin
Rất nhiều bạn lạm dụng cài đặt quá nhiều Plugin lên website và cho rằng “website mình tự nhiên chậm”. Kho thư viện Plugin luôn là một kho tài nguyên thu hút khá nhiều người dùng mê mẩn và cài đặt vô tội vạ, nhưng không biết rằng việc cài quá nhiều Plugin sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ webiste.
Khi bạn cài đặt quá nhiều Plugin thì tài nguyên hệ thống như RAM/ CPU phải xử lý quá nhiều truy vấn hơn dẫn đến website của bạn chậm
Bạn có thể cài đặt Plugin P3 (Plugin Performance Profiler) để kiểm tra
2. Lưu giữ nhiều phiên bản chỉnh sửa bài viết
WordPress có một tính năng đặc biệt là tự động lưu các phiên bản mới nhất khi bạn chỉnh sửa. Với các bài post/trang bạn chỉnh sửa nhiều lần, vài chục có khi cả trăm lần thì lượng database của bạn bắt đầu tăng lên từ từ khiến website chậm.
Bạn có thể đặt giới hạn số phiên bản được lưu như sau
Bạn mở file wp-config.php lên và thêm vào đoạn sau
define( 'WP_POST_REVISIONS', 3 );
3. Bị tấn công DDOS
Vì một nguyên nhân nào đó bạn bị ganh ghét, thù địch dẫn đến các đối thủ tấn công website của bạn, hoặc hacker. Khi đó lượng truy cập đến website bắt đầu tăng lên đột ngột, với số lượng lớn và kèo dài sẽ khiến website bạn chậm đi và có thể chết trong một thời gian.
DDOS sẽ vượt khỏi tầm kiểm soát và xử lý của bạn, vì thế nếu bạn đang nghi ngờ website bị tấn công hãy liên hệ ngay với đơn vị cung cấp để phối hợp xử lý. Nếu bị DOS từ một hướng một IP bạn có thể block IP đó bằng đoạn mã sau trong file .htaccess
Deny from 110.x.x.x
4. Hiện tượng phình database
Database bạn sinh ra quá nhiều “rác” dẫn đến bị phình database, mặc định WordPress cứ 30 ngày sẽ xóa Trash cho bạn, tuy nhiên theo chu kỳ và chưa đến 30 ngày mà database đã phình vì quá nhiều rác, thì bạn phải xử lý làm sao?
Bạn hãy mở file wp-config.php và thêm vào dòng sau
/* Trash Days. */ define( 'EMPTY_TRASH_DAYS', '7' );
5. Kích thước ảnh upload quá lớn
Nhiều bạn luôn thích ảnh của mình sử dụng phải nét, phải rõ hiển nhiên file ảnh dung lượng lớn, và cũng đồng nghĩa với việc website mất nhiều thời gian để load các ảnh này dẫn đến website bị chậm.
Kho Plugin có rất nhiều Plugin hỗ trợ bạn nén ảnh hàng loạt, tuy nhiên đa phần là Plugin trả phí và bắt buộc bạn phải mua. Nếu kinh phí không cho phép bạn có thể nén ảnh thủ công ở máy tính cá nhân.
- Link nén ảnh online: https://tinypng.com/
Ngoài ra bạn có thể sử dụng lazy loading, chức năng có ở Plugin LiteSpeed: Lazy loading có chức năng cuộn tới vị trí nào của trang web sẽ chỉ tải ảnh đó lên.
6. Sử dụng Themes chưa được tối ưu.
Sau khi bạn đã xử lý xong các vấn đề trên, tiếp đến là themes, về theme thì bạn cần phải có kiến thức chuyên môn về code web. Nếu bạn sử dụng Themes kém chất lượng, themes chưa được tối ưu và làm WordPress tốn nhiều tài nguyên và thời gian để xử lý, truy vấn.
Hoặc bạn sử dụng themes không rõ nguồn gốc thì việc đối đầu với hacker cài mã độc vào là chuyện sớm hay muộn thôi.
Vì thế việc mua một themes bản quyền được support từ đơn vị bán themes và hỗ trợ tối ưu luôn được ủng hộ. Tuy nhiên một số themes không nghiên về tốc độ thì cũng làm ảnh hưởng đến tốc độ website.