NỘI DUNG
Thiết lập nhiều website sử dụng chung một tài khoản MySQL??
Nhiều bạn sẽ thắc mắc vì sao lại sử dụng chung một tài khoản mysql cho nhiều website, mà không phân chia mỗi website sử dụng một tài khoản mysql độc lập để dễ kiểm soát và quản lý. Đúng là như vậy. Ở các bài viết về cài đặt thiết lập website mình vẫn luôn đề cập nên tạo mỗi website là một tài khoản. Nhưng tùy trường hợp và trường hợp ở bài này buộc mình phải sử dụng như vậy.
Vừa rồi bạn mình có mua được một gói unlimited hosting (mình xin giấu tên nhà cung cấp), nghe unlimited có vẻ thù vị lắm nhưng do không xem kỹ các thông số thì mới biết gói hosting này giới hạn và không giới hạn như sau (ảnh đính kèm bên dưới)
- Disk Usage: Vì đăng ký gói thấp nên giới hạn về dung lượng, cũng không vấn đề gì.
- Inodes (File Usage): 100.000
- Bandwidth (Băng thông): Không giới hạn
- Addon: Số lượng domain được phép thêm vào hosting là không giới hạn
- Subdomain: Số lượng tên miền con được thêm vào là không giới hạn.
- MySQL Database: 1/1 có nghĩa bạn chỉ được phép tạo 1 và duy nhất 1. Bất hợp lý là Addon không giới hạn mà Database lại 1/1
Do bạn mình đã lỡ mua rồi và bạn mình có 2 website nên mình mới bày một cách sau để có thể sử dụng 2 website trên cùng một tài khoản MySQL.
Lưu ý: Bài viết được thực hiện trên hosting cá nhân của mình với thông số cao, đối với gói 1/1 tài khoản MySQL Database vẫn được áp dụng theo các bước thực hiện sau.
Các bước thực hiện
Bước 1: Điều kiện thực hiện
Để thực hiện được thì bắt buộc Prefix Database phải khác nhau. Như ảnh bên dưới mình có 2 Database với tên là
- _demo1: Có prefix là wp1_
- _demo2: Có prefĩ là wp2_
Sau đó bạn hãy xuất database ra file định dạng file_name.sql
để chuẩn bị import vào.
Bước 2: Tạo tài khoản Database và import
Ở gói hosting không giới hạn (giới hạn 1 tài khoản MySQL) mình thực hiện tạo một tài khoản như sau. Bên dưới là tài khoản mẫu của mình.
Sau khi đã xuất được Database ở các website, và thỏa điều kiện prefix khác nhau ở các database. Bạn thực hiện truy cập vào phpMyAdmin sau đó chọn Nhập(Import) và nhập tuần tự các Database vào tài khoản duy nhất này. Như ảnh bên dưới bạn xem ở khung (1) và khung (2) sẽ thấy các database của từng website.
Bước 3: Cấu hình Database vào chuổi kết nối
Ở bước này bạn thực hiện mở file cấu hình kết nối database ra và nhập vào thông tin kết nối. Ở đây mình demo website WordPress nên sẽ mở file wp-config.php
và nhập vào các thông tin kết nối giống nhau. Riêng ở khung Table_prefix
bạn hãy nhập vào prefix
đúng với database mà bạn import ở bước 2 nhé.
Sau khi đã cấu hình thành công bạn hãy truy cập website để kiểm tra kết quả nhé.
Với cách trên mình đã thao tác xong các bước tạo nhiều website sử dụng chung một tài khoản MySQL hoàn tất. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn đang gặp trường giống bạn mình có thể thực hiện theo và sử dụng nhiều website trên gói hosting này. Và mình cũng nhắn nhũ khi bạn đăng ký hosting hãy quan tâm đến các thông số kỹ thuật nhiều hơn để lựa chọn một gói hosting phù hợp và thích đáng nhất.
Chúc bạn thực hiện thành công.