• Webmaster Tools
  • Diễn Đàn Hỏi Đáp
  • Profile
  • Ủng hộ
  • DNS Check
  • CheckIP
  • Liên Hệ
Đỗ Trung Quân
  • HƯỚNG DẪN
  • LINUX
    • Linux Tricks
    • Distro Linux
      • CentOS/RedHat
      • CloudLinux
      • Ubuntu/Debian
      • AlmaLinux
    • WebServer
      • NGINX
      • Apache
      • LiteSpeed
    • Virtualization
    • Monitoring Tool
      • Zabbix
    • DevOPS
      • Ansible
      • Docker
      • Jenkins
      • AWS
    • Mail Server
    • VPN
  • CONTROL PANEL
    • cPanel
    • DirectAdmin
    • aaPanel
    • FastPanel
    • CyberPanel
    • Easypanel
    • VestaCP
    • CloudPanel
    • HestiaCP
    • Plesk
    • Script VPS
  • DNS
    • Domain
  • CMS
    • WordPress
    • Laravel
  • SECURITY
    • SSL
    • Firewall
  • DỊCH VỤHOT
  • WEB MẪUHOT

Sử dụng RSYNC để Clone một VPS hoàn chỉnh

by ĐỖ TRUNG QUÂN 24/03/2021
Tác giả: ĐỖ TRUNG QUÂN 24/03/2021 10 comments 2,4K lượt xem
Dịch vụ xử lý mã độc WordPress
WEB MẪU WORDPRESS
Share FacebookTwitterPinterestTelegramEmail
2,4K

NỘI DUNG

  • Tổng quan
  • Điều kiện thực hiện
  • Các bước thực hiện.
    • Bước 1: SSH vào máy chủ Linux
    • Bước 2: Tạo Screen mode
    • Bước 3: Thực hiện RSYNC để clone một VPS hoàn chỉnh
    • Bước 4: Cấu hình lại IP trên VPS mới
  • Tổng kết

Sử dụng RSYNC để clone một VPS hoàn chỉnh với 4 bước

Tổng quan

Xin chào tất cả các bạn, mình là Quân đây. Ở bài viết ngày hôm nay mình xin chia sẽ với bạn một cách để thực hiện clone 1 VPS sang một VPS. Thực tế có nhiều cách để bạn di chuyển dữ liệu từ VPS này sang VPS kia. Với một số Panel tiên bộ đã hỗ trợ cách Backup/Restore Full Acount. Có nghĩa bạn sẽ thực hiện backup toàn bộ dữ liệu ở VPS cũ thành file nén. Và mang sang VPS mới để Restore.

Cách này rất hay và mình thường xuyên sử dụng để di chuyển dữ liệu cho khách của mình. NHƯNG đôi khi có một bất cập bạn sẽ gặp phải như là:

  • VPS cũ đã hết dung lượng, bạn không thể backup lại dữ liệu
  • Dữ liệu VPS cũ quá nhiều và không thể mang sang VPS mới để phục hồi vì dung lượng ở VPS mới hạn hẹp.
  • Việc cài đặt lại cùng một control panel để thực hiện quá phức tạp và mất thời gian.

Để giảm thiếu những vấn đề trên thì mình xin chia sẽ lại một cách là Clone nguyên một VPS sang một VPS và mình sẽ gọi tắt là…Và để thực hiện bạn cần thoả một số điều kiên sau.

  • VPS cũ: Gọi là VPS 1
  • VPS mới: Gọi là VPS 2

Xem thêm:

  • Sử dụng tar + nc vừa nén vừa chuyển file ở dạng realtime
  • Sử dụng tar+ssh để backup dữ liệu khi không còn dung lượng ổ cứng

Lưu ý: Cách này chỉ áp dụng trong trường hợp bạn cần di chuyển toàn bộ dữ liệu của 1 VPS sang một VPS. Nếu di chuyển 1 hoặc một vài wesbite trên nhiều web thì bạn hãy sử dụng tính năng backup/restore

Điều kiện thực hiện

  • Cả 2 VPS phải chạy cùng một Hệ điều hành và cùng phiên bản bit, không thể sử dụng 1 VPS chạy CentOS, 1 VPS chạy Ubuntu hoặc Debian được.
  • VPS đã cài đặt RSYNC và nên cài thêm screen để làm việc trong screen.
  • VPS mới là một VPS trắng chưa cài đặt bất kỳ dịch vụ nào
  • Nếu khác port SSH, cần allow port in/out
  • VPS mới dung lượng phải đủ, tương ứng với VPS cũ (Tránh trường hợp VPS 1 30GB disk, mà VPS 2 chỉ có 10GB disk)

Và bên dưới là ảnh minh hoạ mình thực hiện.

Sử dụng RSYNC để Clone một VPS hoàn chỉnh
Sử dụng RSYNC để Clone một VPS hoàn chỉnh

Sau khi đã thoả các điều kiện bạn thực hiện như sau

Các bước thực hiện.

Bước 1: SSH vào máy chủ Linux

Lúc nào cũng vậy, điều đầu tiên bạn hãy SSH vào máy chủ để làm việc. Và nếu chưa biết cách SSH bạn hãy xem tài liệu này nhé.

  • Hướng dẫn SSH vào máy chủ VPS

Bước 2: Tạo Screen mode

Vì việc di chuyển sẽ mất nhiều thời gian, do đó để đảm bảo việc di chuyển suôn sẽ không bị gián đoạn, tắt máy đột ngọt tốt hơn hết bạn hãy tạo một Screen trên Linux, và vào Screen để thao tác. Khi sử dụng Screen cho dù bạn có off máy tính đi uống cafe thì phiên vẫn hoạt động bình thường.

  • Xem thêm: Hướng dẫn cài đặt screen trên linux

Bước 3: Thực hiện RSYNC để clone một VPS hoàn chỉnh

  • Xem thêm: Hướng dãn cài đặt RSYNC và sử dụng RSYNC căn bản

Sau khi đã vào Screen bạn thực hiện copy lệnh bên dưới vào nhé.

Lưu ý: Thay đoạn IP_NEW_VPS bằng IP máy chủ mới (VPS 2)

DOTRUNGQUAN.INFO
rsync -avpogtStlHz --numeric-ids --exclude=/etc/fstab --exclude=/etc/network/* --exclude=/proc/* --exclude=/tmp/* --exclude=/sys/* --exclude=/dev/* --exclude=/mnt/* --exclude=/boot/* --exclude=/root/* / root@IP_NEW_VPS:/
    

Chú thích lệnh:

  • rsync -avpogtStlHz: cú pháp và các tuỳ chọn
  • / thư mục gốc
  • --exclude: Loại trừ các file/thư mục
Sử dụng RSYNC để Clone một VPS hoàn chỉnh
Ảnh minh hoạ
Sử dụng RSYNC để Clone một VPS hoàn chỉnh
Ảnh GIF minh hoạ.

Quá trình RSYNC diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào dữ liệu bạn nhiều hay ít và network của VPS bạn đang dùng. Ngay bây giờ bạn có thể ngồi làm cốc cafe nóng và chờ dữ liệu rsync xong thôi. Khi hoàn tất bạn thực hiện bước cuối để điều chỉnh lại IP nhé.

Sử dụng RSYNC để Clone một VPS hoàn chỉnh

Bước 4: Cấu hình lại IP trên VPS mới

Tuỳ vào mỗi Control Panel mà sẽ cấu hình IP khác nhau. Hiện VPS trên mình sử dụng DirectAdmin nên chỉ cần ipswap lại là xong. Và mình để một số tài liệu cách cập nhật IP mới trên các control bên dưới. Bạn tham khảo nhé.

Xem thêm:

  • Hướng dẫn thay đổi IP mới trên DirectAdmin
  • Hướng dẫn thay đổi IP aaPanel (Với aaPanel bạn chỉ cần mở file /www/server/panel/data/iplist.txt và cập nhật IP mới tại đây)
  • Hướng dẫn thay đổi IP trên VestaCP
  • Hướng dẫn thay đổi IP trên CyberPanel

Và sau khi mình thay đổi IP xong, kết quả đã thành công như mong muốn. Thời gian được rút ngắt rất nhiều. Và sau khi hoàn tất bạn đừng quên kiểm tra lại dữ liệu và cách dịch vụ đang chạy nhé. Đặc biệt là các dịch vụ web.

Sử dụng RSYNC để Clone một VPS hoàn chỉnh

Tổng kết

Như vậy mình đã hoàn tất hướng dẫn Sử dụng RSYNC để Clone một VPS hoàn chỉnh. Với cách này bạn sẽ rút ngắn, tiết kiệm được rất nhiều thời gian để di chuyển dữ liệu. Nếu như di chuyển toàn bộ dữ liệu từ DirectAdmin sang một VPS mới với cách thủ công, thì bạn sẽ mất gần 1h để cài đặt DirectAdmin và các control khác cũng vậy.

VIDEO HƯỚNG DẪN ĐANG ĐƯỢC CẬP NHẬT

4.8/5 - (5 bình chọn)
clone vpsRSYNCRSYNC vps

Tham gia nhóm hỗ trợ WordPress

Tham gia nhóm Hỗ trợ Server - Hosting & WordPress để cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề về WordPress, tối ưu máy chủ/server.

Tham gia ngay
ĐỖ TRUNG QUÂN

Mình tên là Đỗ Trung Quân, hiện đang công tác tại AZDIGI với vị trí là SysAdmin. Mình đam mê viết Blog. Vì viết Blog giúp mình trau dồi được nhiều kỹ năng. Học hỏi thêm nhiều kiến thức mới, từ đó mình có thể chia sẻ đến các bạn các bài viết tài liệu bổ ích hơn. Hiện tại mình là admin của Blog DOTRUNGQUAN.INFO - CaiSSL.COM - QuantriVPS.COM. Mới đây mình có tạo ra nhóm Hỗ trợ Server - Hosting & WordPress | Hỗ Trợ Xử Lý Mã Độc WordPress với mục đích gây dựng một cộng đồng nhỏ để mọi người trao đổi kinh nghiệm, kiến thức quản trị VPS. Các thủ thuật, mẹo vặt khi sử dụng VPS. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các bạn.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Hướng dẫn kích hoạt rsync cho user trên...

19/08/2021
Author Box
Author Image

ĐỖ TRUNG QUÂN

Chuyên viên quản trị hệ thống.

Tư vấn & triển khai dịch vụ

VPS | Hosting | SSL | Mailserver | Website | Sửa lỗi WordPress

Bài viết của tác giả

Hosting/VPS khuyên dùng

Phổ Biến

  • Hướng dẫn tạo SSH Key trên macOS

  • Hướng dẫn sử dụng SSH Key

  • Hướng dẫn cài đặt v2board trên AAPANEL

  • Vấn đề IP Public liên tục bị thay đổi vì sao và cách khắc phục

  • Khắc phục lỗi không hiện hình ảnh và mô tả khi share link lên Facebook

  • Hướng dẫn kích hoạt Theme Flatsome mới nhất.

BẠN BÈ & ĐỐI TÁC

Thạch Phạm | CỔ Ý CONCEPT | Trương Quốc Cường | Đàm Trung Kiên | Web An Tâm | Phong Đinh | Học Mò | PHUNG.VN | Đăng Đạt

Bạn được quyền sao chép lại nội dung trên website Đỗ Trung Quân, miễn là có dẫn nguồn.

Hosting/VPS được tài trợ bởi AZDIGI - Nhà cung cấp Server Hosting tốt nhất hiện nay

AZDIGI - Nhà cung cấp Server Hosting tốt nhất hiện nay


Back To Top
Đỗ Trung Quân
  • HƯỚNG DẪN
  • LINUX
    • Linux Tricks
    • Distro Linux
      • CentOS/RedHat
      • CloudLinux
      • Ubuntu/Debian
      • AlmaLinux
    • WebServer
      • NGINX
      • Apache
      • LiteSpeed
    • Virtualization
    • Monitoring Tool
      • Zabbix
    • DevOPS
      • Ansible
      • Docker
      • Jenkins
      • AWS
    • Mail Server
    • VPN
  • CONTROL PANEL
    • cPanel
    • DirectAdmin
    • aaPanel
    • FastPanel
    • CyberPanel
    • Easypanel
    • VestaCP
    • CloudPanel
    • HestiaCP
    • Plesk
    • Script VPS
  • DNS
    • Domain
  • CMS
    • WordPress
    • Laravel
  • SECURITY
    • SSL
    • Firewall
  • DỊCH VỤHOT
  • WEB MẪUHOT